Đặc Sản Ngon & Lạ Thy Vân : chabochinhieudanang.vn - www.dacsanthyvan.com

Chợ đặc sản vùng biên mùa nước nổi - Đặc sản miền Nam

Vào những ngày tháng 9, nếu có dịp tham quan các huyện đầu nguồn, nơi giáp biên giới Việt Nam - Campuchia, chúng ta sẽ tận mắt chứng kiến nhiều đặc sản mùa nước nổi được bày bán tại các chợ quê thật vô cùng đa dạng và hấp dẫn.

Đặc sản mùa nước nổi đa phần là cá, tép, cua, ốc, lươn, rắn… do bà con tự đánh bắt mang ra chợ bán. Ngoài ra còn có nhiều mặt hàng “độc” chỉ vùng biên giới mới có, đó là chợ trùn (trùn hổ), chợ bò cạp, chợ tắc kè, chợ rắn và rắn mối…


Chợ trùn tại gần biên giới Tịnh Biên - An Giang.


Chợ trùn hằng năm chỉ xuất hiện một lần để bán cho người mua làm mồi câu cá, tôm, đặt lọp, đặt trúm lươn. Năm nào mực nước dâng cao, cá tôm nhiều, trùn không đủ bán. 

Chợ bò cạp bán nhiều nhất tại khu chợ biên giới Tịnh Biên (An Giang). Người mua về ngâm rượu thuốc hoặc chiên giòn thưởng thức. Theo kinh nghiệm dân gian, đây là món ăn vị thuốc, có công dụng ngừa được đau lưng, nhức mỏi, cường tráng. 

Chợ ốc tại xã Vĩnh Hội Đông.


Ấn tượng nhất là chợ rắn đủ loại từ rắn hổ hành, hổ hèo, ri voi, ri cá cho đến bông súng, rắn râu, rắn trun, rắn mối …ở xã Vĩnh Hội Đông và Khánh Bình, huyện An Phú. Xôm tụ nhất là chợ rùa, chợ cua đồng, chợ ốc, chợ ếch. Tuy là chợ “chồm hổm” thường nhóm họp ở đầu xóm, cuối ấp hoặc ngay dưới chân cầu, nhưng hình như mỗi điểm bán đều có một sức hấp dẫn lạ kỳ, nó vừa thu hút đông đảo khách hàng vừa làm thỏa mãn tính hiếu kỳ đối với những du khách từ xa mới đến, nhất là tại chợ rắn, đa phần người bán là phụ nữ nhưng họ tỏ ra rất bản lĩnh, sẵn sàng dùng tay bắt rắn để giới thiệu với khách hàng. 

Hiện nay, tại các xã dọc theo biên giới, số người chuyên sống bằng nghề bắt cua, bắt ốc lên đến hàng mấy trăm. Tới mùa nước nổi họ tất bật chuẩn bị nào lọp, lờ, dớn, nào ghe xuồng để ra đồng đánh bắt. Nhiều nông dân ở An Phú, Tịnh Biên còn bơi xuồng qua khỏi biên giới Campuchia để thuê mặt nước đặt lọp, không khí diễn ra thật tưng bừng và náo nức. Anh Nguyễn Văn Sơn, một thương lái chuyên thu gom cua đồng giao lại cho các vựa ở An Giang cho biết, sở dĩ giá cua tăng cao là vì sản lượng ngày càng ít, cung không đủ cầu, nhất là thị trường Hà Nội, TP Hồ Chí Minh tiêu thụ rất mạnh. Vì hàng hút nên tại chợ Vĩnh Hội Đông, một xã nằm sát biên giới thuộc huyện An Phú, các chủ vựa phải thu mua các loài cua ốc từ nước bạn Campuchia chở qua để giao cho thương lái.

Chợ rắn tại Khánh Bình - An Phú.


Ngoài chợ nhóm ban ngày, An Giang còn có một khu chợ đêm không kém phần huyên náo nằm ngay dưới chân cầu Tha La, thuộc xã Vĩnh Tế. Người dân địa phương gọi đây là “chợ âm phủ” vì chợ nhóm họp từ khuya tời 5, 6 giờ sáng là tan. Tại đây, dưới ánh sáng lờ mờ của những chiếc đèn bình, chúng tôi nhận ra những chiếc xuồng chài, ghe lưới đã từ từ cặp bờ lên cá, kẻ khuân, người vác, ai nấy đều khẩn trương. 

Chợ bò cạp tại khu vực chợ biên giới Tịnh Biên.


Bà con nông dân vùng Bảy Núi - An Giang còn tận dụng mùa mưa, mùa nước nổi để khai thác các loài động vật hoang dã nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Tại ấp Vĩnh Hạ, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên có tới hàng trăm người sống bằng nghề soi nhái để cung cấp nhái thịt cho 5 cơ sở sản xuất khô nhái bán ra thị trường, bình quân mỗi người đi soi thu nhập trên 200.000 đồng/đêm. 

Chợ “âm phủ” tại cầu Tha La diễn ra lúc nửa đêm.


Ngoài thủy sản và động vật hoang dã ra, chợ biên mùa nước nổi còn có nhiều loại rau đồng vừa sạch vừa giòn ngon. Nổi tiếng nhất là bông súng cọng dài đến 3 - 4 m. Đặc biệt, dọc theo quốc lộ 941 thuộc huyện Châu Thành - An Giang, bà con bày bán rất nhiêu bông điên điển tươi và bông điên điển làm dưa chua. Có thể nói bông điên điển, bông súng và rau dừa cùng với con cá linh là những món quà của thiên nhiên ban tặng cho cư dân vùng lũ lụt. 

Chợ bông súng mùa nước nổi.


Chợ quê lúc nào cũng bình dị và đơn sơ. Thường sáng họp, chín, mười giờ tan nên tất cả hàng hóa đều đựng trong thúng rổ hoặc bày biện sơ sài trên những tấm đệm, tấm lá chuối. Ai cần thứ gì cứ tha hồ mà chọn, giá cả thuận mua vừa bán. Thường chợ quê nhóm rất sớm, mới 6 giờ sáng, người đi đường đã nghe tiếng giầm khua và tiếng gọi nhau ồn ã của những ngư dân đi kéo lưới, giăng câu mang hàng ra chợ. 

Mặc dù là chợ nghèo nhưng chợ quê mãi mãi là một góc của hồn quê Nam Bộ, là hình ảnh gần gũi và thân thương của những con người cần cù lam lũ, một nắng hai sương. 



Báo tin tức
Share on Google Plus

VỀ Unknown

ĐẶC SẢN NGON VÀ LẠ THY VÂN: Chả Bò Đà Nẵng Thy Vân, Giò Me Nghệ An, Bò Một Nắng, Nai Một Nắng, Tôm Một Nắng, Mực Một Nắng, Gân Bò - Nai Một Nắng, Cá Thu Một Nắng, Mực Khô Cao Cấp, Chân Giò Muối Xông Khói, Thịt Trâu Gác Bếp, đặc sản vùng miền,... http://chabochinhieudanang.vn/ - http://www.dacsanthyvan.com/
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

XEM NHIỀU NHẤT

Chả Bò, Giò Bê, Bò-Nai 1 Nắng,Tré, Nem...