Dân tộc Mường ở Hoà Bình có tập quán ủ rượu cần từ rất lâu đời và vẫn lưu giữ mãi tới ngày nay. Rượu cần có mặt trong đám cưới lễ hội bởi thiếu rượu cần là thiếu vui dù ngày đó là ngày Tết âm lịch.
Rượu cần mang lại cho con người rừng núi bầu không khí lành mạnh tươi vui, vừa nghi lễ vừa trang trọng cũng vừa đầm ấm thân mật thậm chí tỏ tình thương yêu, đậm đà màu sắc dân tộc. Khách quí, bạn thân đến nhà nhau, chủ nhà bưng ra một hũ rượu càn , đó là tấm lòng người Mương mến khách. Hãy ngồi bệt xuống sàn quanh vò rượu, mỗi người hãy nhận lấy một chiếc cần mút thử một hơi men rồi hãy nói các chuyện trên trời dưới đất. Ai đã được mời vào tiệc rượu càn hãy bỏ lại những nỗi buồn lo ở bất cứ đâu đó bởi ngồi chung cùng uống rượu cần là giờ phút hạnh phúc là niềm vui chung. Men rượu làm say lòng người uống, lúc này nhìn nhau cứ ngỡ là họ hàng anh em ruột thịt không cảm thấy đâu là chủ khách nữa. Cái hương vị ngọt ngào mà sao lại có thể đắm say đến thế? Kể cả người Mường ngồi xuống với nhau cũng không quên thăm hỏi về nhau, chúc tụng lẫn nhau mặc dù thường ngày sống chung với nhau trong cùng một mường bản. Nếu còn trẻ trung, trai gái sẽ hát những lời ví von đối đáp, những “câu thương” như quan họ Bắc Ninh xen lẫn tiếng đàn thánh thót tưởng như đang được sống giữa một xứ nhạc cổ xưa.
Nếu là rượu cần mời khách thì khách được uống trước chứ không phải tiền chủ hậu khách như dưới xuôi. Khách vinh hạnh nhận lời, uốn cong chiếc cần xuống vừa tầm miệng, ngậm lại và hút thử một chút cho rượu lên tới đầu cần đồng thời cũng để “ngẫm” xem rượu có thật ngon không? Chủ nhà tiếp rượu, tiếng Mường gọi là “chí nhám” mời thêm khách lần nữa nhưng là có ý mong đợi khách hãy nói lên những lời tục lệ trước lúc bước vào cuộc rượu đích thực.
Khách có thể nói bằng tiếng Kinh rằng:
Hôm nay ngày lành tháng tốt
Tôi đến đây thăm bản thăm Mường
Thấy cảnh Mường đổi mới tôi mừng
Vào nhà chơi
Thấy gia đình khoẻ cả tôi vui
Nay có vò rượu bố mế đã nhường
Được phép, nay xin uống trước…
Sau những lời thăm hỏi ấy là một tràng những tiếng hú vang dậy của tất cả những người có mặt trong nhà lúc ấy dù đứng xa vò rượu, dù không được cầm cần hút chung. Tiếng hú núi rừng ấy là lời đáp đồng tình, là âm lệnh cho phép khách được uống. Khách cầm cần nhớ là dùng tay phải, còn tay trau phải để lên đầu gối, mắt nhìn thẳng vào vò rượu và cứ thế khách hút đến chán thì thôi không sợ say vì uống cần ngồi bệt xuống chiếu hoa trải trên sàn chứ không phải ngồi trên ghế mây cạnh bàn cao như uống rượu uống bia trong khách sạn. Lúc này Chí Chám múc thêm nước từ một cái chậu bên cạnh đổ vào vò rượu nước cốt. Nếu tiệc rượu qui định phải uống hết hai sừng trâu thì mọi người cứ thế mà uống. Xin khách đừng ngần ngại hoặc trong lúc uống tìm cách thoái thác rút lui hay uồng vờ rồi nhổ đi thì lập tức sẽ bị phạt bằng cách bắt buộc uống thêm một hai sừng rượu nữa. Người Mường có câu “phép quan lang cũng chẳng bằng tràng rượu” cho nên người uống cứ phải lần lượt hút cho đến khi vò rượu nhạt cạn, “chí chám” sẽ lặng lẽ đứng lên thay vò mới. Cái thú uống rượu cần lâu tàn, có thể kéo dài đến tận đêm khuya vì Chí chám bao giờ cũng có hàng góc nhà các vò rượu dự trữ, không sợ hết rượu chỉ sợ khách không nhiệt tình uống cho đã. Ngày nay rượu cần vẫn là nguồn vui trong cuộc sống đời thường. Uống rượu cần xong, khách tiếp tục ăn với chủ một bữa cơm “văn hoá Hoà Bình” gồm có thịt nai nướng, vịt nấu măng, cơm lam nếp nướng, chỉ từng ấy thứ thôi nhưng không phải ở đâu cũng sẵn. Khách nước ngoài đều ao ước uống rượu cần trong ngày tham quan xứ lạ. Họ uống say uống mãi vẫn thấy thèm đến nỗi nài mua cho được một vò đầy ắp với dăm va chiếc cần màng về nước, vừa là kỷ niệm một chuyến đi vừa là quà tặng… mời người thân nhất đến thăm sau ngày xa vắng hàng tuần ở Việt Nam xa xôi.
ST
0 nhận xét :
Đăng nhận xét