Bất kỳ một vùng miền nào cũng có những đặc sản quê hương. Bạn sẽ được mời bánh Cáy khi đến Thái Bình, bánh đậu xanh Hải Dương, với miền đất gió lào cát trắng mà bao người con xa quê “đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh” thì kẹo Cu đơ chính là “đặc sản” để nhớ để thương.
Về thăm quê hương Hà Tĩnh, thứ mà khách được người dân đôn hậu nơi đây mời đầu tiên bao giờ cũng là bát nước chè xanh và đôi ba cái kẹo cu đơ. Đó cũng chính là thói quen bao đời, là nét văn hóa ăn sâu vào máu thịt không bao giờ thay đổi của người dân quanh năm gió Lào. Cắn một miếng cu đơ, uống hớp chè xanh mà vị ngọt và chát hòa tan rất thú vị.
Cầm miếng bánh cu đơ trên tay vừa nặng, vừa chắc, cắn miếng bánh phải dẻo quẹo, nồng nồng cay cay của gừng và thơm bùi của lạc, đấy mới là chiếc bánh chuẩn và ngon. Ăn cu đơ và ngâm nga bát nước chè xanh cùng đôi câu chuyện thấy cuộc sống và con người xứ Nghệ thật đôn hậu, một nét văn hóa độc đáo.
Đây cũng là “đặc sản” đặc trưng nhất của người Hà Tĩnh bởi nó chất chứa hương vị thiên nhiên và hơi thở cuộc sống. Có lẽ vì thế, khắp một dải miền Trung, mà du khách đi qua vẫn nhớ về kẹo Cu đơ, nước chè xanh của người Hà Tĩnh.
Kẹo cu đơ có hình tròn như mặt trăng đêm rằm, nhìn bề ngoài thô ráp và sần sùi nhưng lại rất thơm, có vị đậm đà của mật mía, thơm cay cay của gừng tươi, cài giòn tan của lạc và bánh tráng vừng. Miếng bánh vừa dai, vừa ngọt, vừa thơm lại vừa cay…ăn rất “lạ miệng”.
Nguồn gốc cái tên “cu đơ” cũng xuất phát lâu lắm rồi, người ta kể rằng Cu đơ xuất phát đầu tiên ở vùng Hương Sơn- Hà Tĩnh từ thời Pháp thuộc. Kẹo do ông Cu Hai (cu là cách gọi người con trai đầu lòng- một cách gọi tên của người Hà Tĩnh) sáng chế ra để bán cho bà con trong làng. Nhưng khí lính Pháp đến quán ông ăn được thưởng thức quà lạ này nên đã đặt tên cho dễ nhớ, bởi thế kẹo Cu Hai thành Cu Đơ (trong tiếng Pháp Duex- Đơ là hai). Ban đầu ông Cu Hai nấu kẹo bằng mật mía, lạc và gừng nhưng nấu xong đổ ra lá chuối, mỗi lần ăn phải dùng tay bóc ra, mãi về sau mới sáng chế ra thay lá chuối bằng bánh tráng vừng khô.
Kẹo cu đơ ngày nay, cầu kỳ và bắt mắt hơn nhiều. Lạc được chọn làm nhân phải là lạc đồi, giòn, đều hạt, vỏ ngoài mỏng và bóng. Mật mía phải là thứ mật sánh, thơm và đặc như mật ong. Bánh tráng không quá dày cũng không quá mỏng, phải có vừng và gừng ở đều vỏ bánh.
Cầm miếng bánh cu đơ trên tay vừa nặng, vừa chắc, cắn miếng bánh phải dẻo quẹo, nồng nồng cay cay của gừng và thơm bùi của lạc, đấy mới là chiếc bánh chuẩn và ngon. Ăn cu đơ và ngâm nga bát nước chè xanh cùng đôi câu chuyện thấy cuộc sống và con người xứ Nghệ thật đôn hậu, một nét văn hóa độc đáo.
Đây cũng là “đặc sản” đặc trưng nhất của người Hà Tĩnh bởi nó chất chứa hương vị thiên nhiên và hơi thở cuộc sống. Có lẽ vì thế, khắp một dải miền Trung, mà du khách đi qua vẫn nhớ về kẹo Cu đơ, nước chè xanh của người Hà Tĩnh.
ST
0 nhận xét :
Đăng nhận xét