Bánh tổ là một trong món bánh cổ truyền trong ngày tết của người dân xứ Quảng, nhưng không ai biết bánh này xuất xứ từ đâu và tại sao lại có tên gọi đó. Nhưng những người con xa quê hương luôn nhớ về món bánh này.
Người dân nơi đây quan niệm rằng bánh này làm ra cốt để cúng ông bà nên có tên gọi là bánh tổ. Và cả những truyền thuyết xa xưa truyền lại rằng tổ mẫu Âu Cơ làm ra món bánh tổ cho trăm con lên núi, xuống biển làm lương thực dọc đường. Hay lại có chuyện kể lại của các cụ già cao tuổi ở Hội An cho rằng bánh tổ xuất hiện thời Quang Trung, vào cuối thế kỷ 18. Theo họ, lúc nhà vua chuẩn bị tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh, một trong những nỗi lo của ngài là vấn đề bảo đảm lương thực trong suốt chặng đường dài hàng trăm cây số đầy chông gai, hiểm trở. Người dân Quảng Nam, với sự thông minh và lòng ngưỡng mộ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, đã tìm tòi và khám phá ra công thức chế biến loại bánh tuyệt hảo này. Bởi vậy, ngày nay bánh tổ chỉ có ở Quảng Nam và đặc biệt chỉ xuất hiện trong những ngày tết cổ truyền nhằm ghi nhớ công lao của vua Quang Trung vào mùa xuân năm ấy…
Món bánh dân dã, mộc mạc cũng như chính cách làm vậy, nguyên liệu chính chỉ gồm có nếp, đường. Nghe đơn giản vậy nhưng người làm cũng phải khéo léo lựa chọn những nguyên liệu tinh túy nhất để bánh thơm ngon và cũng tỏ lòng thành với ông bà tổ tiên. Nếp phải là loại nếp hạt mẩy, đều tròn thì mới dẻo và thơm. Đường phải là loại đường bát, một loại đường đặc sản của Quảng Nam. Hai thứ phụ liệu không thể thiếu là hạt mè và gừng. Mè trắng phơi thật khô, đãi sạch sau đó rang cho chín đều để tăng độ thơm. Gừng, loại gừng sẻ thơm và cay, giả nhuyễn vắt lấy nước. Nếp sau khi phơi thật khô rồi đem xay thật mịn thành bột và đường bát được tán ra nấu thành nước, trộn hai thứ này với liều lượng nhất định. Khi trộn, phải trộn thật đều, pha thêm chút nước gừng sau đó bỏ vào khuôn.
Món bánh dân dã, mộc mạc cũng như chính cách làm vậy, nguyên liệu chính chỉ gồm có nếp, đường. Nghe đơn giản vậy nhưng người làm cũng phải khéo léo lựa chọn những nguyên liệu tinh túy nhất để bánh thơm ngon và cũng tỏ lòng thành với ông bà tổ tiên. Nếp phải là loại nếp hạt mẩy, đều tròn thì mới dẻo và thơm. Đường phải là loại đường bát, một loại đường đặc sản của Quảng Nam. Hai thứ phụ liệu không thể thiếu là hạt mè và gừng. Mè trắng phơi thật khô, đãi sạch sau đó rang cho chín đều để tăng độ thơm. Gừng, loại gừng sẻ thơm và cay, giả nhuyễn vắt lấy nước. Nếp sau khi phơi thật khô rồi đem xay thật mịn thành bột và đường bát được tán ra nấu thành nước, trộn hai thứ này với liều lượng nhất định. Khi trộn, phải trộn thật đều, pha thêm chút nước gừng sau đó bỏ vào khuôn.
Khuôn bánh tổ đan bằng tre có đường kính 10 - 15cm, trông giống cái rọ bịt mỏm bò, bên trong khuôn lót lá chuối sứ, loại lá chuối này khi nấu sẽ tạo mùi thơm. Bánh được gói lại và dùng tăm tre ghim kín các mép lá. Công đọan cuối là hấp bánh, người ta thường dùng một nồi to để hấp, đặt một tấm vỉ tre ở giữa có chu vi bằng chu vi nồi, phía dưới đổ nước, sau đó xếp những khuôn bánh lên trên. Thời gian hấp bánh chừng 2 giờ,đậy chặt nắp để bánh chín nhờ hơi nước trong nồi, khi bánh chín, vớt ra và rắt mè lên mặt bánh lúc còn nóng để mè dính chặt vào mặt bánh. Cuối cùng sắp bánh lên chiếc nia đem ra nắng phơi nắng 2 ngày cho bánh khô mới đem vào cất để sử dụng dần.Công đoạn cuối cùng là đem bánh phơi ra ngoài nắng trong khoảng hai hôm đến khi bánh khô cứng.
Như một món để dành, bánh tổ nấu ra không phải để ăn ngay mà để sau một thời gian cho “ngấm” khi đó mới đậm đà, vị ngọt bùi sẽ tăng lên. Để có những ổ bánh tổ mềm mại, thơm ngon không cứng cũng không nhão đòi hỏi phải hoàn thiện nhiều công đoạn từ khâu chọn nguyên liệu cho đến lúc bảo quản. Chính vì vậy mà phải làm trước mấy ngày tết, cùng với bánh chưng, bánh dày.
Bánh tổ có thể ăn sống nhưng muốn ngon hơn thì nên chiên. Thông thường, người ta thích nhất là xắt lát chiên giòn. Khi chiên, lát bánh sẽ phồng rộm lên đen mượt, toả ra mùi thơm ngào ngạt. Lúc ăn, để tăng thêm phần hương vị, người ta ăn kèm với bánh nướng. Từng lát bánh tổ chiên kẹp giữa 2 miếng bánh tráng mà thưởng thức, một cảm giác ngọt thanh của đường, mùi thơm của nếp, beo béo của dầu, cay cay của gừng… làm cho ai một lần được ăn sẽ nhớ mãi cái hương vị này giản dị, mộc mạc mà hấp dẫn lạ thường.
ST
0 nhận xét :
Đăng nhận xét