Dông là một loài thuộc họ bò sát, họ hàng với tắc kè, rắn mối. Nó thường sống trong hang nơi đất cát dễ đào. Chúng chỉ kiếm ăn vào mùa xuân, hè. Suốt mùa đông, dông cố thủ trong hang, ăn dần đuôi của mình. Thịt dông trắng bong, thơm, ngọt, nhất là khúc đuôi nần nẫn.
Để bắt được chúng thì ta phải bới đào hang của chúng song cách bắt hiệu quả nhất là dùng bẫy. Lấy một đoạn mo cau uốn thành hình ống cau chừng 6-7cm, nẹp bằng cần tre, cột dây nhựa thắt vòng và gài bằng lưỡi gà trên mép. Đặt bẫy vào, dông từ hang chui ra đi ăn cỏ, ăn sương đụng đầu vào lưỡi gà. Lưỡi gà bật, xiết thòng lọng treo dông lên, dông cố quẫy để chui lại vào hang, bẫy càng xiết chặt.
Dông có hai loại đó là dông cỏ trên lưng có sọc, dông giấy da mỏng nhiều trứng. Răng của chúng rất sắc, cắn rất đau, khi đã bị nó cắn thì việc để nó thả ra là rất khó khăn vì vậy khi làm dông phải hết sức cẩn thận.
Dông có hai loại đó là dông cỏ trên lưng có sọc, dông giấy da mỏng nhiều trứng. Răng của chúng rất sắc, cắn rất đau, khi đã bị nó cắn thì việc để nó thả ra là rất khó khăn vì vậy khi làm dông phải hết sức cẩn thận.
Khi làm dông thì ta bỏ đầu và ruột làm sạch lông nhớ là không rửa mà chỉ lấy giấy bản lau sạch như vậy thịt sẽ không bị tanh, rồi đem băm nhỏ với tỏi, ớt, hành củ và lá, rắc tiêu bột và ướp nước mắm ngon. Nếu ăn cháo thì cho vào chảo mỡ sôi um vàng. Nấu cháo chín bỏ dông vào. Cháo dông ngọt lự hiếm có thứ cháo nào ngọt bằng. Nhưng ngon hơn cả là món chả dông. Để làm món này thì thịt dông băm nhỏ, ướp nước mắm gia vị, gói vào từng chiếc lá na như gói chả giò. Đặt lên vỉ rồi nướng trên lò than lật qua lật lại cho chín đều. Khi ăn chỉ cần phủi qua là vỏ lá na bị cháy rơi sạch. Khi gói bằng lá na sẽ làm cho thịt dông được dậy mùi và khử được mùi tanh của thịt như kiểu thịt bò đi với lá lốt.
Chả dông nhắm với rượu đế Gò Đen thì chỉ có hưng phấn và siêu hưng phấn. Người ăn chả dông ngày hôm sau miệng vẫn còn mùi thơm tuy rằng đã xúc miệng xỉa răng.
ST
0 nhận xét :
Đăng nhận xét