Đến du lịch Hội An, bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều món ăn ngon lạ. Những món ăn dân dã, những gánh hàng rong mà bất cứ thực khách nào cũng phải dừng chân thử một lần. Một trong những món quà vặt có cái tên lạ, mà mùi vị cũng lạ đó là Lường phảnh.
Lường phảnh là cách gọi địa phương của món ăn mà Hoa kiều ở đây ghi là Lương Phấn. Lương có nghĩa là mát, lành; Phấn là bột. Đó là loại bột mát có đường nhưng không phải chè ngọt mà có nét giống với món xa hoặc đông sương của người Việt.
Lương phảnh không quá mềm như xa xa mà có độ cứng dai vừa phải. Cộng vào đó là màu đen nhạt, lóng lánh rất đặc trưng và mùi hăng hắc của lường phảnh hòa cùng mùi một số vị thuốc bắc. Do vậy, những ai đã một lần dùng qua lường phảnh sẽ có ấn tượng rất sâu sắc, khó quên. Lường phảnh là món ăn lạ miệng, lại mang tính mát, bổ, có tác dụng bổ thận, giảm đau lưng do vậy rất được cư dân phố cổ ưa chuộng, nhất là vào những ngày hè nóng nực, oi ả.
Nguyên liệu để nấu là cây lường phảnh. Một loại cây giống rau dền, phơi khô. Trước đây cậy này được nhập từ Trung Quốc sang, nay mua tại Sài Gòn, Chợ Lớn... Từng công đọan làm lường phảnh khá tỉ mẩn. Cây được rửa sạch, bỏ vào nồi nấu rục. Cùng với Lường Phảnh người ta còn cho thêm vào một số vị thuốc bắc như đương quy, thục địa. Khi nấu, phải canh cho nồi lường phảnh vừa chín tới, không được rục quá, sẽ ảnh hưởng đến độ cứng và dai của chén lường phảnh sau này, sau đó tắt bếp,dùng bao vải lọc lấy nước. Độ vài giờ sau, chất nước ấy đông đặc lại thành khối có màu đen lóng lánh là có thể đem ra dùng. Khi độ chín đạt yêu cầu, người ta cho nước tro tàu đã lọc vào nồi với tỉ lệ vừa phải, sau đó dùng ra, thau, châu lọc lấy nước, bỏ xác, cho nước tro tàu nhiều hay ít quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của mẻ lường phảnh. Một vài giờ sau thì lường phảnh dần đông cứng lại
.
Lường phảnh có thể ăn liền hoặc để trong ngăn lạnh dùng dần. Khi ăn thường cắt ra từng khối nhỏhình chữ nhật hay hình vuông. Thi thoảng người ta còn cho thêm một vài miếng xu xoa cùng một ít hạt é rồi mới chan nước đường.
Khách du lịch lần đầu thưởng thức cũng không khỏi ngạc nhiên trước một chén lường phảnh khá bắt mắt với màuđen bóng xen lẫn màu hổ phách của nước đường. Lường phảnh ngon hay không phần nhiều phụ thuộc vào nước đường chan ăn cùng. Người có kinh nghiệmthường chọn loại đường bát ở xứ Quảng để nấu. Đường bát chặt nhỏ cho nước vào thắng sao cho có độ keo, ngọt lịm nhưng không bị khét. Khi ăn người ta xắt thành từng miếng mỏng, nhỏ, múc ra chén và rưới nước đường pha gừng vào. Với những người gánh hàng rong người ta đổ lường phảnh vào những chén nhỏ, để đông và đặt úp trên những chiếc trẹt. Đêm đêm, những gánh lường phảnh với chiếc đèn hột vịt và những tiếng rao kéo dài đã góp phần tạo cho hồn phố thêm lung linh, ấn tượng. Cách ăn, cách bán có điểm giống với xa xa nhưng hương vị của lường phảnh có điểm độc đáo riêng.
Vậy là không thể chần chừ hơn nữa, từng khối lường phảnh sừn sựt nơi đầu lưỡi, hương vị ngọt ngào của đường, cay cay của gừng pha lẫn hương thanh nhẹ của các vị thuốc bắc còn đọng mãi trong lòng thực khách..
Cây được rửa sạch, bỏ vào nồi nấu rục. Cùng với Lường Phảnh người ta còn cho thêm vào một số vị thuốc bắc như đương quy, thục địa,... Khi nấu, phải canh cho cây không được rục quá, sẽ ảnh hưởng đến độ cưng và dai của chén lường phảnh sau này. Khi độ chín đạu yêu cầu, người ta cho nước tro tàu đã lọc vào nồi với tỉ lệ vừa phải, sau đó dùng ra, thau, châu lọc lấy nước, bỏ xác. Một vài giờ sau thì lường phảnh dần đông cứng lại.
ST
0 nhận xét :
Đăng nhận xét